23 thg 3, 2011

Cầu nối những tấm lòng _ ngày 10.04.2011

Chúng tôi đến từ nhóm CTXH Hạnh Nguyện. Chúng tôi không có gì ngoài những tấm lòng và sự tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình của các bạn trong suốt thời gian vừa qua. Những mảnh đời bất hạnh, những người già neo đơn và những người hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là những đối tượng mà chúng tôi luôn tìm đến để giúp đỡ , để chia sẻ và để xoa diệu đi phần nào những khó khăn, những nổi niềm của họ trong cuộc sống. Chúng tôi thật sự hạnh phúc cùng các bạn thực hiện được những điều này, bởi xã hội còn có những mảnh đời rất cần sự giúp đỡ và chia sẻ cũng chúng ta. Để không phụ lòng sự tin tưởng và kỳ vọng của các bạn chúng tôi luôn đi sát thực tế để tìm hiểu rõ ràng, cụ thể những mảnh đời thật sự cần chúng ta quan tâm giúp đỡ.

1.Vừa qua chúng tôi có nhận được danh sách hộ nghèo từ hai xã Ninh Sơn và Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh gởi đến, đó là lý do chúng tôi muốn thực hiện chương trình “Cầu nối những tấm lòng ”. Thông qua chuyến đi khảo sát thực tế của chúng tôi đến đó. Chúng tôi xin chia sẻ những cảm xúc và những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được trong chuyến đi lần này . Chúng tôi từ thành phố bước xuống thị xã Tây Ninh là lúc 10h30, được sự hướng dẫn của anh Phước và cô Hồng là hai cán bộ ở xã Ninh Sơn –Tây Ninh đã dẫn chúng tôi đến tận nhà những người có tên trong danh sách. Đi dọc theo con đường đất cát, bụi bặm chúng tôi bước vào ngôi nhà đầu tiên là ngôi nhà của bà cụ Trần Thị Khách, tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy ngôi nhà nhỏ bé của bà xung quanh đều rách nát, trên trần nhà thì không biết bao nhiêu là lổ. Trong tiếng thiều thào của bà cụ tôi bước tới gần cụ và hỏi “con chào cụ, cụ không được khoẻ à?”. Cụ trả lời trong từng tiếng rên là mấy hôm nay trở trời nên trong người cảm thấy rất đau nhứt. Hỏi thăm ra thì chúng tôi được biết cụ năm nay đã 84 tuổi sống ở đây mấy chục năm cùng với cậu con trai. Hằng ngày cậu con trai ấy đi làm, nghề chính là nhổ mì mướn để kiếm tiền lo cho cụ, thu nhập của anh thì ngày có ngày không. Nhìn bà cụ chúng tôi tự hỏi trong ngôi nhà chật hẹp ấy, cùng với những bệnh tật trong người cụ đã đối mặt với bao nhiêu trận mưa ồ ạc đổ xuống, bao nhiêu cái nắng chói chan của xứ Tây Ninh.


2.Sau những lời chúc sức khoẻ cụ, chúng từ xin từ biệt cụ để đi tiếp đến những hộ nghèo còn lại nhưng trong lòng vẫn thấy nao nao, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Hồng chúng tôi đi sâu vào con đường đất cát ấy bước đến ngôi nhà của vợ chồng anh Nguyễn Văn Nghé và chị Nguyễn Thị Bèo ở ấp Ninh Tân xã Ninh Sơn-Tây Ninh, trước sự chứng kiến của tôi đó là một ngôi nhà cũng khá to và có lót gạch, tôi nghĩ trong lòng chắc đó là nhà của anh chị ấy, nhưng khi đặt chân vào thì tôi đã sai lầm lớn, ngôi nhà sát vách mới là ngôi nhà của vợ chồng anh chị, một ngôi tạm bợ, trong nhà không có gì ngoài chiếc giường cũ kĩ và chiếc võng đong đưa đứa con nhỏ của anh chị. Qua thăm hỏi thì ngôi nhà tạm bợ này được người hàng xóm tốt bụng cho anh chị để cất nhà ở tạm, cuộc sống của anh chị rất khó khăn do người vợ bị bệnh không đi làm được nên mọi việc trên đầu đều gánh trên đôi vai của anh Nghé với nghề làm thuê ai kêu gì anh cũng làm để có tiền nuôi vợ con. Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn chúng rất khâm phục anh và khuyên anh hãy cố gắng và cố gắng.


3.Từ biệt anh chúng tôi tiếp tục chuyến đi của mình, không ngại cái nắng gây gắt, anh Phước và cô Hồng đã đưa chúng tôi đến ngôi nhà của chú Trương Văn Thọ ở ấp Ninh Trung xã Ninh Sơn- Tây Ninh, chúng tôi chờ mãi chú ấy mới mở được cửa do cánh cửa được cột thắc guốc bởi những sợ dây ngôi nhà của chú cũng đã mục nát không khác gì ngôi nhà của bà cụ Khách, bước vào trong chúng tôi thấy một người đàn ông vẻ mặt lam lủ, tiều tỵ bên cạnh là những đứa con nhỏ. Qua hỏi thăm và trò chuyện vơí chú chúng tôi được biết vợ chú bị bệnh ung thư mới mất cách đây vài năm để lại 3 đứa con nhỏ, đứa lớn học tới lớp 6 phải nghỉ học để trong hai em cho chú yên tâm đi làm. Mọi việc đều gánh trên đôi vai gầy của chú, cực nhọc cách mấy chú cũng phải làm để lo cho những đứa con còn nhỏ, mặc dù trong người chú đang mang chứng bệnh nặng, đôi lúc căn bệnh ấy hành hạ chú nhưng chú nói chú phải cố gắng gượng dạy. Đến đây chúng tôi thực sự khâm phục chú. Chúng tôi tự đặt ra câu hỏi, liệu một này nào đó chú ấy ngã xuống thì những đứa con của chú ấy sẽ ra sao? Cuộc sống của chúng như thế nào? Ai sẽ lo cho chúng? Ai sẽ che chở cho chúng?... và nhiều nhiều câu hỏi khác nữa. Chúng tôi thật sự rất xót xa trước hoàn cảnh của chú không biết nói gì hơn chỉ biết cầu chúc cho chú có thật nhiều sức khoẻ. Và hi vọng khi đọc được bài viết này của chúng tôi, sẽ có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ và chia sẻ cùng chú bớt những nhọc nhằn và khó khăn trong cuộc sống.

4.Do thời gian có hạn, chúng tôi xin từ biệt chú để đi tiếp những hộ còn lại, lần này dưới sự hướng dẫn của cô Phương bí thư chi bộ xã chúng tôi được tiếp cận với cụ Nguyễn Văn Triệu 67 tuổi ở ấp Ninh Trung tổ tự quản 21. Trên người cụ là những vết băng bó, cắt mổ từ căn bệnh hiểm nghèo, do hết tiền cụ phải về nhà để tự điều triệu. Hai cụ cùng sống trong căn nhà rất chặt hẹp. Qua hỏi thăm bệnh tình của cụ thì Bác sĩ bảo phải phẫu thuật mới mong hết bệnh nhưng do hoàn cảnh khó khăn cụ không có tiền nên đành phải về nhà sống được ngày nào hay ngày đó, cụ nói. Chúng tôi từ biệt cụ nhưng trong lòng cứ dây giứt không biết làm thế nào để có thể giúp đỡ được cụ đây. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng cảm của tất cả các nhà hảo tâm gần xa.

Tiếp bước theo cô Phương chúng tôi được gặp em Nguyễn Bá Khánh Trình cậu học sinh lớp 3B, trường tiểu học Kim Đồng 2 nhà nghèo nhưng vượt khó, 3 năm liền em đều được học sinh giỏi. Được biết gia đình cậu thật sự khó khăn, cậu sống thiếu tình thương của cha từ nhỏ, bên cạnh cậu là người mẹ lam lũ là chị Lê Thị Bích Hoà ở ấp Ninh Trung, Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh. Hai mẹ con sống nương tựa với nhau trong một ngôi nhà nhỏ chặt hẹp. Hằng ngày mẹ cậu phải đi làm thuê, làm mướn để có tiền nuôi cậu. Ý thức được điều đó cậu càng cố gắng chăm chỉ hơn để cho mẹ vui lòng. Ước mơ của cậu là sau ngày sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Đó là trường hợp của cậu bé nghèo vượt khó với ước mơ thật ý nghĩa.

Gương mặt khôi ngô của cậu bé nghèo vượt khó Nguyễn Bá Khánh Trình

Chia tay cậu bé chúng tôi tiếp tục chuyến đi của mình đến nhà của chị Bùi Nguyệt Hương ở ấp Ninh Trung, tổ tự quản 20.Trong ngôi nhà tình thương mang tên Đại Đoàn Kết tôi gặp một phụ nữ dáng vẻ tiều tỵ, nước da vàng khác thường, xung quanh là những đứa trẻ nheo nhóc. Hỏi thăm ra thì chúng tôi được biết chị Hương mới vừa xuất viện về, chị bệnh gan lâu năm, nhưng hằng ngày phải đi bán vé số để nuôi 3 đứa con, cảnh đời ngang trái như vậy chồng chị lại bỏ chị mà ra đi. Tôi xúc động trước câu chuyện kể của chị, nhìn vào hình ảnh dưới đây chắc mọi người không tin đây là người phụ nữ chỉ mới 26 tuổi nhưng đã gánh trên vai mình bao nhiêu là đau khổ, từ cái nghèo, rồi con cái, rồi bệnh tật lại đang đeo đuổi bên người chị.Liệu chị có vượt qua được thử thách ngày không. Xin hãy chia sẻ và giúp đỡ chị. Đó là lời kêu gọi tha thiết của chúng tôi.

Chị Nguyệt Hương bên những người con của mình

Chưa hết xúc động chúng tôi tìm đến ngôi nhà của chị Đặng Thị Dư ngôi nhà này cũng mang tên Đại Đoàn Kết. Trong nhà là một người phụ nữ dáng vẻ mập mạp đó là biểu hiện của căn bệnh nhiễm ấu trùng giun mà chị đang mang trong người. Chị nghẹn ngào kể lại trong nước mắt câu chuyện của mình. Đó là một câu chuyện về một gia đình tan vỡ, chồng chị đã rời bỏ chị và mang đi theo ba đứa con kể từ khi biết chị mang bệnh, nổi nhớ con cùng với căn bệnh làm chị càng nghẹn ngào thêm nhiều. Hiện nay trong nhà từ trước ra sau không còn ai chỉ có mình chị thui thủi một mình, do căn bệnh hiểm nghèo chị không đi đứng được chỉ ngồi một chỗ, mọi việc đều nhờ hàng xóm và sống bằng tấm lòng của các tổ chức từ thiện. Chúng tôi thông cảm và chia sẻ những nổi niềm cùng chị và hứa trong thời gian sớm nhất sẽ xuống thăm chị.

Chị Đặng Thị Dư đang sống chung với căn bệnh hiểm nghèo

Chia tay với chị Hương xong chúng tôi được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phương và anh Phước đến thăm khu nhà tập thể ở ấp Ninh Trung tổ tự quản 17 nơi mà cô Thạch Phi Yến đang sống. Cô là người rất hoạt bát khi trò chuyện với chúng tôi. Cô kể cô không có gia đình nhưng cô có tới 3 đứa con nuôi, còn trẻ cô phải bán từng tấm vé số để lo cho chúng, nhưng bay giờ bên cạnh cô không còn người nào cả, 2 đứa thì mất, đứa thì không rõ tin tức, cô không có nhà, không có đất cũng không còn ai thân chích căn bện bướu cổ, suy tim, cao huyết áp đã hành hạ cô trong suốt thời gian vừa qua. Ước nguyện sau cùng của cô sau khi chết là được hiến dân cái xác của mình cho bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM, cô đã làm giấy tờ đầy đủ cho công việc này. Quả thật chúng tôi cảm thấy rất khâm phục trước nghĩa cử cao đẹp ấy của cô.

Cô Yến với ước nguyện sau khi mất sẽ hiến xác cho bệnh viện

Thời gian không cho phép rồi chúng tôi lại chia tay cô, chúng tôi tranh thủ thu xếp để kịp chuyến xe về thành phố. Trên đó là những gì mà chúng tôi ghi nhận được trong suốt chuyến đi thực tế của mình.Chúng tôi thật sự xúc động trước những câu chuyện mà mình nghe thấy được. Không gì hơn là họ rất cần sự quan tâm chia sẻ cũng chúng ta. Đó cũng chính là lý do mà nhóm CTXH Hạnh Nguyện mong muốn thực hiện chương trình “cầu nối những tấm lòng”.Chúng tôi rất mong được sự tin tưởng và ủng hộ của các nhà hảo tâm gần xa cùng chúng tôi thực hiện chương trình này.

Kế hoạch cụ thể:

Địa điểm phát quà: xã Ninh Sơn và Thạnh Tân ở thị xã Tây Ninh

Thời gian: chủ nhật ngày 10 tháng 4 năm 2011

Số lượng hộ nghèo: 40 hộ

Trị giá phần quà :500.000VND/ hộ

Tổng chi phí chương trình: 20.000.000VND

Các bạn có lòng hảo tâm vui lòng liên hệ chị Nguyễn Thị Kim Xuyến (Điện thoại: 0908 65 35 75) trước ngày 8.04.2011

Quý nhà hảo tâm và mạnh thường quân có thể quyên góp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản của chúng tôi với thông tin như sau: ngân hàng Vietcombank

Số Tài Khoản : 007 100 4784134 Tên Tài Khoản: Nguyen Thi Kim Xuyen

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Không có nhận xét nào: